Friday, December 16, 2011

THẢM SÁT CIACULLI


I. LỜI GIỚI THIỆU
        Chuyện thảm sát Ciaculli xẩy ra ngày 30 tháng Sáu năm 1963, do bom đặt trong xe nổ tung ở Ciaculli, ngoại ô thành phố Palermo (thánh điạ của Mafia). Sức nổ qủa bom giết chết bẩy người gồm cảnh sát và sĩ quan quân đội Italy. Các nạn nhân được gọi đến để tháo gỡ quả bom gài trong xe, sau một cú điện thoại bí mật.
        Thực sự, quả bom được gài để giết Salvatore “Ciaschiteddu” Greco, Ông Trùm Mafia gia đình Ciaculli kiêm chủ tịch Ủy Ban Mafia Sicile. Ông Trùm Pietro Torretta, thủ lãnh một gia đình Mafia khác trên đảo Sicile bị nghi ngờ là người ra lệnh đặt bom để giết “đối thủ” trong vấn đề tranh chấp quyền lực.
        Vụ thảm sát Ciaculli là kết quả tích tụ từ trận chiến Mafia đẫm máu giữa các băng đảng Mafia ở Palermo đầu thập niên 1960s. Bây giờ gọi là Trận Chiến Mafia Thứ Nhất, trận thứ hai xẩy ra đầu thập niên 1980s, tranh giành khu vực hoạt động trong các thành phố mới xây dựng và vấn đề mua bán ma túy đặc biệt với Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada). Trong các trận đấu súng xẩy ra từ năm 1961 đến 1963, kết quả 68 tay súng bị loại khỏi vòng chiến.

II. NGUYÊN NHÂN
        Trong thập niên 1950s, Mafia bắt đầu “để ý” đến vấn đề nhà cửa, đất đai, các thành phố mới xây dựng đang trên đà phát triển, phương tiện di chuyển công cộng, việc mua bán sỉ hoa quả, trái cây, thịt, cá… Đặc biệt dân số trong thành phố Palermo (chính, lớn nhất trên đảo Sicile) gia tăng nhanh chóng, thêm 100,000 người trong vòng mười năm từ 1951 đến 1961.
        Một sự quan hệ được thiết lập giữa Mafia và các chính khách thuộc thế hệ mới, đảng Christian Democracy (Democrazia Cristiana) như Salvo Lima, Vito Ciancimino. Lima “quen biết” các tay gộc Mafia Angelo La Barbera, Tommaso Buscetta và tay Trùm trong vấn đề xây cất Francesco Vassallo.
        Trong giai đoạn 1958 – 1964, Salvo Lima nắm chức vụ thị trưởng thành phố Palermo, Ciancimino nắm quyền điều hành những công việc của thành phố. Ciancimino sau này được gán cho biệt danh “Hầu bao của Palermo” (có lẽ do tham nhũng). Trong vòng 5 năm, ông ta ký giấy 4000 giấy phép xây cất cao ốc, dinh thự (building), hơn một nửa giấy phép cho ba nhân vật không hề biết tí gì về chuyện xây cất. Chuyện xây cất bộc phát nhanh chóng làm hư hại “vòng đai xanh” của thành phố (cây cỏ, công viên...). Những ngôi biệt thự lộng lẫy, xinh xắn bỗng dưng bị các cao ốc apartment che khuất.

III. TRẬN CHIẾN MAFIA THỨ NHẤT
        Trận chiến Mafia thứ nhất bắt đầu từ vụ mất một chuyến giao hàng ma túy và vụ ám sát giết chết Calcedonio Di Pisa, Trùm Mafia trong khu vực Noce ngoại ô Palermo, đồng minh của Ông Trùm Greco trong Ủy Ban Mafia Sicile. Di Pisa là một nhân vật trong Ủy Ban, thường họp mật với các Ông Trùm khác như: Joseph Bonanno, Lucky Luciano, Carmine Galante… Ngày 26 tháng Mười Hai năm 1962, Di Pisa bị ba tay găng tơ bắn chết bằng súng shotgun cưa ngắn nòng. Không một ai nghe tiếng súng nổ… khi cảnh sát hỏi.
        Ông Trùm Greco nghi ngờ anh em Angelo, Salvatore La Barbera chủ mưu vụ này. Chuyện thảm sát Ciaculli biến trận chiến Mafia trở nên trận chiến (chính quyền) chống Mafia. Chính quyền Italy phát động một chiến dịch càn quét Mafia, trong vòng mười tuần lễ đầu, nhân viên công lực, cảnh sát bắt giữ khoảng 1200 găng tơ Mafia, nhiều người sẽ bị “cô lập” với thế giới bên ngoài 5, 6 năm. Sau chuyến bố ráp đại quy mô, Ủy Ban Mafia hết hoạt động, một số trốn thoát, trong đó có Tommaso Buscetta. Các “cấp chỉ huy” đào thoát sang Hoa Kỳ, Canada, Argentina, Brazil, Ông Trùm Salvatore “Chichiteddu” đến Caracas, Venezuela.
        Người dân Italy phản ứng mạnh, buộc Quốc Hội ban hành luật mới trong tháng Mười Hai năm 1962, thành lập Ủy Ban Bài Trừ Mafia. Ủy ban này họp lần đầu tiên ngày 6 tháng Bẩy năm 1963, bản báo cáo cuối cùng của ủy ban được đệ trình trong năm 1976.

IV. KẺ XÂM NHẬP
         Theo lời Tommaso Buscetta, sau khi trở nên nhân chứng hợp tác với chính quyền năm 1984. Vụ nổ bom ở Ciaculli do Trùm Michele Cavataio, khu vực Acquasanta trong thành phố Palermo chịu trách nhiệm. Cavataio âm mưu giết Ông Trùm Mafia Greco vì thua trong trận chiến (tranh giành quyền kiểm soát) buôn bán sỉ giữa thập niên 1950s. Cavataio giết Di Pisa vì biết rằng, Ông Trùm Greco sẽ đổ tội cho anh em nhà Barbera. Trận chiến giữa hai gia đình Mafia sẽ làm lợi cho Cavataio, do đó ông ta tiếp tục đổ dầu vào lửa bằng bom.
        Cavataio được các gia đình Mafia khác đứng sau lưng yểm trợ. Những băng đảng Mafia không thích sự thống trị của Ủy Ban Mafia. Đến lượt Cavataio bị giết chết ngày 10 tháng Mười Hai năm 1969 trong nhà hàng Viale Lazio, thành phố Palermo. Đó là cú trả đũa cho vụ nổ bom Ciaculli do các tay súng (nhóm hành động) Mafia gồm có: Bernado, Provenzano, Calogero Bagarella (anh trai của Leoluca Bagarella, em vợ của Ông Trùm Totò Reina), Gaetano Grado và Damiano (tay súng đàn em của Ông Trùm Giuseppe Di Cristina gia đình Riesi. Chuyện này được gọi là “Ám sát trên đường Lazio”.
        Vài Ông Trùm trong các gia đình Mafia quyết định loại trừ Cavatario, theo sự thúc đẩy của Salvatore Greco. Chuyện này Greco đã kể cho Tommaso Buscetta, trận nội chiến bắt nguồn như thế nào. Riêng về thành phần nhóm “hành động”, theo lời Buscetta nói lên sự đoàn kết, hợp tác giữa các gia đình Mafia. Calogero Bagarella thuộc gia đình Corleone, một tay súng khác thuộc gia đình Stefano Bontate trong Palermo, người khác trong gia đình Mafia Giuseppe Di Cristina ở Riesi, phiá bên kia đảo Sicile.

V. NẠN NHÂN
          Bẩy nạn nhân trong vụ thảm sát Ciaculli gồm có: Mario Malausa, Silvio Corrao, Calogero Vaccaro, Eugenio Altomare, và Mario Farbelli. Năm người kể trên thuộc lực lượng cảnh sát. Pasquale Nuccio, và Giorgio Ciacci thuộc quân đội Italy.

Sungkyunkwan University
Dept. of Computer Education
vđh (16/12/2011)

Jean Paul Getty III


Jean Paul Getty III (4 November 1956[1] — 5 February 2011),[2] also known as Paul Getty, was the eldest of the four children of John Paul Getty, Jr. and Abigail (née Harris), and the grandson of oil tycoon Jean Paul Getty. His son is actor Balthazar Getty.

Early life
Getty spent most of his childhood in Rome as his father was the head of the Italian section of the Getty family's oil business. His parents divorced in 1964; his father subsequently married Talitha Pol[1] and spent much time in England and Morocco during the 1960s.[citation needed]
Kidnapping
In early 1971, he was expelled from St. George's English School (later St. George's British International School), in Rome, Italy. His father moved back to England, and at 3am on 10 July 1973, Getty was kidnapped in the Piazza Farnese in Rome.[1] A ransom note was received, demanding $17 million in exchange for his safe return. When that ransom message arrived, some family members suspected the kidnapping was merely a ploy by the rebellious youngster as he had frequently joked about staging his own kidnapping to extract money from his frugal grandfather. He was blindfolded and imprisoned in a mountain hideout. A second demand was received, but had been delayed by an Italian postal strike.[3] Jean Paul Getty II asked his father for the money, but was refused. Getty Sr. argued that were he to pay the ransom, then his 14 other grandchildren could likely be kidnapped as well. In November 1973, an envelope containing a lock of hair and a human ear was delivered to a daily newspaper with a threat of further mutilation of Paul, unless $3.2 million was paid: "This is Paul's ear. If we don't get some money within 10 days, then the other ear will arrive. In other words, he will arrive in little bits."[4]
At this point Getty Sr. agreed to pay a ransom, although he would only pay $2.2 million because that was the maximum amount that was tax deductible. He loaned the remainder to his son who was responsible for repaying the sum at 4% interest.[3] The reluctant Getty Sr. negotiated a deal and got his grandson back for about $2.9 million. Getty III was found alive in southern Italy on 15 December 1973, shortly after the ransom was paid.[5]
Nine of the kidnappers were apprehended: a carpenter, a hospital orderly, an ex-con and an olive-oil dealer from Calabria, as well as high-ranking members of the 'Ndrangheta – a Mafia-type organization in Calabria – such as Girolamo Piromalli and Saverio Mammoliti.[5] Two were convicted and sent to prison; the others, including the 'Ndrangheta bosses, were acquitted for lack of evidence. Most of the ransom money was never recovered.[6][7]
In 1977, Getty had an operation to rebuild the ear that had been cut off by his kidnappers.[1]
A. J. Quinnell used Getty's kidnapping as one piece of inspiration for his book Man on Fire.[8]
Later life
In 1974, Getty married a German citizen, Martine Zacher (née Schmidt), who was 5 months pregnant. He had known her and her twin sister Jutta before his kidnapping. Getty was 19 years old when his son, Balthazar, was born. The couple divorced in 1993.[1]
Getty was an alcoholic and drug addict. In 1981, taking a cocktail of valium, methadone and alcohol resulted in liver failure and a stroke which left Getty quadriplegic and nearly blind.[9]
In 1999, Getty, along with several other members of his family, became citizens of the Republic of Ireland in return for investments in Ireland of approximately £1 million each, under a law which has since been repealed.[citation needed]
Death
On 5 February 2011, aged 54, Getty died at Wormsley, Buckinghamshire following a long illness. He had been in poor health since his 1981 drug overdose.[1][2] He is survived by his son,[1] his daughter, and his mother.
References
5.    ^ a b Catching the Kidnappers, Time Magazine, 28 January 1974
6.    ^ "J. Paul Getty III dies at 54; scion of oil dynasty", Los Angeles Times, 7 February 2011
7.    ^ J. Paul Getty III, 54, Dies; Had Ear Cut Off by Captors, The New York Times, February 7, 2011
8.    ^ Davies, Paul. Ed: Nancy Billias. "Be not overcome by evil but overcome evil with good': The Theology of Evil in Man on Fire." Posted in Producing and Promoting Evil. Rodopi Publishers, 2010. 221. Retrieved on 30 March 2011. ISBN 9042029390, 9789042029392.
9.    ^ "Obituary for John Paul Getty II", BBC News, 17 April 2003
(13/12/2011 11:13)

JOSEPH VALACHI


I. LỜI GIỚI THIỆU
        Joseph “Joe Cargo” Valachi (22/9/1904 – 3/4/1971), một người Hoa Kỳ gốc Italy còn có tên (biệt danh) khác là “Charles Chanbano”, “Anthony Sorge”. Ông ta là đảng viên Mafia đầu tiên công khai xác nhận Mafia là chuyện có thật. Đối với quy luật Mafia Cosa Nostra (vấn đề của chúng ta), điều này phạm tội Omerta (phản đảng).
        Joe Valachi sinh ngày 22 tháng Chín năm 1904, trong khu phiá đông Harlem thành phố New York. Sinh trưởng trưởng trong một gia đình nghèo khó, di dân Ý gốc rễ ở Neapolitan (vùng này có gia đình Mafia lớn Neapolitan Camorrah). Cha của Joe Valachi là một người đàn ông bạo lực, nghiện rượu, lúc nào cũng say xưa, đó cũng là một lời “giới thiệu” cho ông ta đi theo con đường phạm pháp, tàn bạo của Mafia.

I I. SỰ NGHIỆP
        Sự nghiệp “găng tơ” của Joe Valachi bắt đầu với một băng đảng nhỏ có tên là “Minutemen” do tài nghệ đập phá cửa tiệm, cướp bóc rồi nhanh chân tẩu thoát trong vòng một phút đồng hồ. Trong nhóm, Joe Valachi chịu trách nhiệm lái xe cho đồng bọn, tài lái xe tẩu thoát nhanh chóng làm cho ông ta nổi tiếng, một ngôi sao đang lên trong giới giang hồ.
        Năm 1923, Joe Valachi bị bắt sau một chuyến làm ăn không êm thắm. Ông ta nhận tội và bị tống giam vào tù mười tám tháng. Vụ này Joe Valachi được tha sau khi ngồi tù chín tháng. Băng cũ đã có tài xế mới, nên ông ta lập một băng mới.
        Đến đầu năm 1930, qua sự giới thiệu của Dominick “The Gap” Petrilli, một hội viên trong gia đình Mafia Lucchese ở New York, Joe Valachi được “thâu nhận” vào hàng ngũ Mafia Cosa Nostra trong gia đình Mafia Reina (tiền thân của gia đình Lucchese). Trong trận chiến Mafia Castellammarese (1929 – 1931), Joe Valachi theo phe Ông Trùm Salvatore Maranzano, kẻ chiến thắng đánh bại đối thủ Joseph Masseria.
Sau khi Ông Trùm Masseria bị giết chết, Joe Valanchi trở thành cận vệ của ông Trùm Maranzano. Tuy vậy, vai trò cận vệ không được lâu, ít tháng sau Ông Trùm Maranzano cũng bị ám sát chết trong năm 1931. Joe Valachi trở về vai trò “chiến sĩ” dưới quyền Ông Trùm mới, Charles “Lucky” Luciano, một nhân vật rất nổi tiếng trong “lịch sử” Mafia và đảng Genovese. Joe Valachi làm việc trong nhóm dưới quyền đàn anh Anthony “Tony Bender” Strollo cho đến khi ông ta trở nên “mật báo viên” cho giới luật pháp ở New York.

III. LỜI KHAI
        Trong tháng Mười năm 1963, Joe Valachi khai trước ban Điều Tra (McClellan) do Thượng Nghị Sĩ John L. McClellan tiểu bang Arkansas làm trưởng ban. Ban điều tra này nằm trong Ủy Ban (điều tra) Thượng Viện về các việc làm của chính quyền Hoa Kỳ. Những lời khai của Joe Valachi chứng minh sự hiện hữu của “Mafia” là chuyện có thật.
        Măc dầu những lời khai của Joe Valachi không hề đưa đến kết luận, buộc tội một “cấp chỉ huy” nào trong “thế giới” Mafia, tuy nhiên ông ta đã cung cấp nhiều chi tiết về “lịch sử” của Mafia, các hoạt động (chuyện làm ăn), truyền thống, giải thích phần nào những vụ giết người “không rõ nguyên nhân”, cùng với tên tuổi nhiều “khuôn mặt lớn” trong các đại gia đình Mafia ở Hoa Kỳ.
        Lời khai của Joe Valachi được truyền đi trên hệ thống truyền thanh, truyền hình, đăng tải trên báo chí làm chấn động giới giang hồ, kể từ câu chuyện buổi họp mật ngày 14 tháng Mười Một năm 1957, đại diện các băng đảng Mafia ở Hoa Kỳ, Canada và Ý. Buổi họp Apalachin (Apalachin Meeting), trong ngôi biệt thự của Mafia Joseph Barbara, bị cảnh sát New York tình cờ khám phá, mở cuộc bố ráp, bắt giữ được nhiều tay gộc trong hàng ngũ Mafia. Buổi họp Apalachin quy tụ gần 100 hội viên Mafia từ khắp nơi ở Hoa Kỳ, Canada và Italy, các “nhân vật quan trọng” đến dự bằng xe Limousine, các loại xe sang trọng, gây sự tò mò của dân chúng điạ phương và cảnh sát… Sau lời khai của Joseph Valachi, danh từ “Mafia” cũng như hệ thống phạm pháp không còn xa lạ đối với người Hoa Kỳ.
        Joe Valachi là con rể của Gaetano “Tommy” Reina, Ông Trùm đầu tiên trong gia đình Mafia Lucchese ở New York (Ngũ đại gia đình: Gambino, Bonanno, Colombo, Genovese và Lucchese). Lấy cô con gái đầu lòng Carmela đầu lòng của Ông Trùm mặc dầu có sự chống đối của bà mẹ, người em trai và mấy ông chú.
        Là con rể Ông Trùm một gia đình Mafia lớn, điều gì làm cho Joseph Valachi phản lại Mafia, cộng tác với chính quyền? Câu hỏi đến nay chưa có ai, cả Mafia lẫn chính quyền, lẫn người dân thường chưa tìm ra câu trả lời. Joseph Valachi tự biện hộ, cho rằng đó là “phục vụ quần chúng”, phơi bầy ra sự thật về một tổ chức phạm pháp mạnh mẽ mà ông ta đổ thừa đã hủy hoại cuộc đời mình. Sự thực, có thể Joseph Valachi hợp tác với chính quyền qua một thương lượng (plea bargain), được giảm án tù chung thân thay vì tử hình, về tội giết người (một tù nhân khác) ngày 22 tháng Sáu năm 1962, khi đang ở tù, và được pháp luật che chở.
        Khi đang ở trong tù về tội mua bán ma túy, Joseph Valachi lo sợ đảng Mafia Genovese trả thù, ra lệnh giết, ông ta dùng một ống sắt dấu được, đập vỡ đầu, giết chết một người tù khác vì tưởng lầm người tù này là Joseph DiPalermo người được lệnh giết ông ta.
        Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ mới đầu cho phép nhưng sau đó ngăn cấm những bài viết, ấn phẩm về lời khai của Joseph Valachi. Phóng viên Peter Maas may mắn được phỏng vấn Joseph Valachi trong tù. Những điều Valachi nói ra để lại nét sâu đậm trong trí nhớ ông ta qua tác phẩm “The Valachi’s Papers” (Tờ Khai của Valachi), xuất bản năm 1968. Tác phẩm này đã được quay phim “The Valachi’s Papers” do tài tử Charles Bronson đóng vai Joseph Valachi. Ngoài ra câu chuyện Valachi có ảnh hưởng đến vụ ám sát do hai tay Mafia Willi Cicci, Frank Pentangeli thực hiện trong phim “The God Father II” quay năm 1974.

IV. CUỘC ĐỜI TÙ VÀ CÁI CHẾT
         Ngày 22 tháng Sáu năm 1962, Joseph Valachi giết một người tù, khi đang ở trong tù với bản án chung thân. Trong năm 1966, ông ta dùng dây điện treo cổ tự tử không thành công. Năm 1971, Joseph Valachi chết vì lên cơn đau tim trong nhà tù liên bang La Tuna trong tiểu bang Texas, thọ hơn Ông Trùm Vito Genovese hai tuổi. Số tiền thưởng cho ai giết được Joseph Valachi không ai được nhận.

V. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
DOMINICK “The Gap” PETRILLI
        Dominick Petrilli chết ngày 9 tháng Mười Hai năm 1953, một tay găng tơ trong gia đình Mafia Lucchese. Ông ta là bạn, cũng là người đưa đường (giới thiệu) cho Joseph Valachi gia nhập hàng ngũ Mafia.
        Petrilli mang biệt danh “The Gap” (kẽ hở) do bị mất hai răng cửa, đánh nhau lúc còn nhỏ tuổi. Ông ta gặp gỡ Valachi lần đầu tiên trong nhà tù Sing Sing ở Ossining, New York. Khi cả hai người được trả tự do, Petrilli là người giới thiệu Valachi gia nhập gia đình Mafia Gaetano Reina. Trong thập niên 1920s, Ông Trùm Reina liên minh với Masseria, một Ông Trùm có nhiều tham vọng, uy quyền ở New York.
Sau đó, khi Reina đang âm mưu tìm đồng minh khác, Masseria ra lệnh giết chết Reina trong tháng Hai năm 1930, rồi đưa một đàn em thân tín Joseph Pinzolo lên nắm quyền điều hành gia đình Mafia Reina. Chuyện này làm các tay găng tơ Reina căm phẫn và ngày 5 tháng Chín năm 1930, Dominick “The Gap” Petrilli giết chết Pinzolo. Việc thanh toán này đưa các gia đình Mafia ở New York vào trận nội chiến Castellammarese.
Trong năm 1931, Petrilli cùng với Joseph Valachi trở thành cận vệ của Ông Trùm Salvatore Maranzano trong trận nội chiến Castellammarese. Khi trận chiến kết thúc, Petrilli ở lại với gia đình Mafia Lucchese, trong khi Valachi gia nhập băng Genovese.
Trong năm 1942, Petrilli bị bắt ở Tucson, Arizona về tội ma túy, kết án 5 năm. Petrilli báo cáo cho giới luật pháp Hoa Kỳ những khuôn mặt lớn trong các gia đình Mafia trước khi bị trục xuất về cố hương Italy. Năm 1953, sau khi nhập cảnh lậu trở lại Hoa Kỳ, Dominick “The Gap” Petrilli bị ba tay súng giết chết trong một quán rượu (bar) ở khu Bronx New York.   

GAETANO “Tommy” REINA
        Gaetano Reina là Ông Trùm Mafia đầu tiên trong gia đình Lucchese ở New York. Ông ta sinh trong tháng Chin năm 1889, mất ngày 26 tháng Hai năm 1930 trong trận nội chiến Castellammarese.
        Reina được sinh ra năm 1889 ở Corleon trên đảo Sicile, cha là Giacomo Reina, mẹ là Carmela Runmore. Đến đầu thập niên 1900s, gia đình Reina di cư đến New York, Hoa Kỳ, sinh sống trên đường 107 khu phiá đông Harlem. Gaetano Reina cùng với người em Antonio bắt đầu “làm việc” trong băng đảng Morello. Trong tháng Bẩy năm 1913, bà chị ông ta Bernarda lấy Vincenzo Terranova, Gaetano Reina cưới Angelina Olivera. Hai vợ chồng Reina có ba người con trai, một người là Giacomo, sau này gia nhập gia đình Mafia Lucchese. Ba người con gái, một người là Carmela “Mildred” lấy Joseph Valachi (Tờ khai Valachi) năm 1932. Trong tháng Mười Một năm 1914, Reina cùng với Jack Dragna bị bắt giữ về tội giết chết Barnet Baff.
        Reina trở nên Ông Trùm trong gia đình Mafia do chính ông ta lập ra, nắm giữ các chuyện làm ăn bất hợp pháp trong khu vực Bronx và phiá đông Harlem. Gia đình Reina nắm giữ độc quyền việc phân phối các tủ sắt đựng nước đá trong khu Bronx. Nhân vật thứ hai trong gia đình Mafia Reina là Tommy Gagliano, cựu thành viên trong gia đình Mafia Morello.
        Đến cuối thập niên 1920s, Gaetano Reina liên minh với Joseph “Ông Trùm Joe” Masseria, người đã nắm quyền kiểm soát gia đình Morello. Năm 1925, Salvatore Maranzano mới đến New York, nắm quyền điều hành băng đảng Castellammarese. Hai Ông Trùm tranh giành quyền kiểm soát đưa đến trận nội chiến Castellammarese. Ông Trùm Reina, đổi hướng, nghiêng về phe Maranzano, Ông Trùm Masseria biết được, ra lệnh cho một “ngôi sao” đang lên Charles “Lucky” Luciano tìm cách ám sát, giết chết Gaetano Reina. 
        Ngày 26 tháng Hai năm 1930, Ông Trùm Reina rời khỏi nhà “bạn gái” Marie Ennis, trên đường Sheridan, bị Vito Genovese (một kẻ tình nghi khác là Joseph Pinzolo) bắn vào đầu bằng súng shotgun hai nòng, chết tức khắc.
  
Sungkyunkwan University
Dept. of Computer Education
vđh (15/12/2011)

Wednesday, December 14, 2011

MAFIA ‘NDRANGHETA


I. LỜI GIỚI THIỆU
        Mafia ‘Ndrangheta là một tổ chức phạm pháp có tổ chức quy củ, truyền thống ở Calabria, miền nam Italy. N’drangheta không nổi tiếng ở ngoại quốc như đảng Mafia Cosa Nostra trên đảo Sicile, có vẻ “nhà quê” không được “đô thị hóa” như Neapolitan Camorra, Sacra Corona Unita (Apulian). Tuy nhiên N’drangheta nhờ đoàn kết đã trở nên một đảng Mafia lớn mạnh nhất ở Ý từ cuối thập niên 1990s, đầu 2000s.
        Khi “nằm trong” bóng tối của Cosa Nostra, N’drangheta vẫn hoạt động độc lập, riêng biệt, ra khỏi bàn tay lông lá của găng tơ Sicile (Cosa Nostra hùng cứ trên đảo Sicile). Mặc dầu hai đảng Mafia có nhiều liên hệ trên vấn đề điạ dư, Calabria là nơi tận cùng phiá nam nước Ý, bên kia là đảo Sicile. Theo sự ước tính của người Hoa Kỳ (cơ quan bài trừ ma túy), băng Mafia này kiếm được lợi tức khoảng 3% tổng sản lượng quốc gia (GDP) trong các hoạt động ma túy, tống tiền và rửa tiền.

II. NGUỒN GỐC
        Bắt đầu từ năm 1861, khu vực bình yên trong tỉnh Reggio Calabria bỗng xuất hiện một hiện tượng mới gọi là “Camorristi”. Lúc đó ở Calabria chỉ biết đến một băng đảng khác, đã xuất hiện từ lâu, Camorra thống trị thành phố Naples. Kể từ những năm 1880s trở về sau, có nhiều bằng chứng về sự hiện diện của nhóm ‘Ndrangheta, qua các biên bản của cảnh sát và bị kết án nơi tòa án điạ phương. Lúc đó các tay găng tơ được gọi chung bằng nhiều danh từ: Picciotteria, Onorata Societa (Nhóm Danh Dự), hoặc Camorra và Mafia.
        Những nhóm bí mật hoạt động trong khu vực sung túc về kỹ nghệ làm rượu vang và dầu olive ở Calabria, không như các đám trộm cướp, băng đảng khác. Họ tổ chức có hệ thống, quy củ, luật lệ rõ ràng, kể cả luật Omerta (tội Phản Bội). Luật Omerta còn gọi là “Code of Silence”, im lặng, không được khai báo, hợp tác với cảnh sát, nhân viên công lực. Kẻ phạm tội này sẽ “chết thảm” và thân nhân bị liên lụy. Chuyện này được ghi nhận trong một phiên tòa ở Reggio Calabria năm 1890. Năm 1897, một phiên tòa khác ở Palmi nói đến “luật Omerta”, được ghi rõ trên giấy tờ tìm thấy nơi làng Seminara. Luật này dựa trên nền tảng: danh dự, bí mật, tàn bạo, đoàn kết và sự tương trợ lẫn nhau.
        Tiếng lóng thường được dùng ám chỉ Mafia ‘Ndrangheta trong khu vực Calabria là “Garduna”, tiếng Spain (Tây Ban Nha), một tổ chức phạm pháp ở Spain từ thời Trung Cổ, bắt nguồn từ đám tù nhân, sau đó kết hợp chặt chẽ, cướp bóc, bắt cóc tống tiền, đốt nhà, cơ sở kinh doanh đâm chém. Thuê. Tuy nhiên không có sự liên hệ giữa hai băng đảng Ý – Tây Ban Nha, danh từ “’Ndrangheta” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (ἀνδραγαθία andragathía) có nghiã “Anh hùng” và “Chân chính”. Nói vắn tặt, ‘Ndrangheta có nghiã người can đảm. Lần đầu tiên danh từ ‘Ndrangheta được biết đến do phóng viên Corrado Alvaro viết bài đăng trên nhật báo Corriere Della Sera, xuất bản ở Milan trong tháng Chín năm 1955.

III. LỊCH SỬ CẬN ĐẠI
        Cho đến năm 1975, ‘Ndrangheta giới hạn các hoạt động phạm pháp trong khu vực Calabria, thường là tống tiền, bắt các cơ sở kinh doanh, buôn bán “đóng hụi chết”. Sau đó trận chiến giữa ‘Ndrangheta với các băng đảng khác xẩy ra, gây cho 300 người cả thường dân lẫn găng tơ thiệt mạng. Trong thời gian đó, ‘Ndrangheta kiếm thêm lợi tức bằng “kỹ nghệ” bắt cóc những người giầu có ở miền bắc nước Ý, đòi tiền chuộc mạng. Có thể John Paul Getty III (Đệ Tam, thế hệ thứ ba), cháu của nhà tỷ phú dầu hỏa ở Ý là nạn nhận của băng Mafia này (đọc phần sau). Trận chiến băng đảng thứ hai kéo dài từ năm 1985 đến 1991, giữa các nhóm (hệ phái, chi phái) Mafia: liên minh Condello-Imerti-Serraino-Rosmini đương đầu với liên minh De Stefano-Tegano-Libri-Latella loại khỏi vòng chiến hơn 600 tay súng. Trong thập niên 1990s, Mafia ‘Ndrangheta bắt đầu “kinh doanh” trong lãnh vực mua bán, chuyển vận ma túy, làm ăn thẳng với “gốc” của ma túy, Colombia.
        Francesco Fortugno, chính trị gia khuynh tả, phó chủ tịch quốc hội điạ phương, bị băng Mafia ‘Ndrangheta công khai bắn gục hôm 16 tháng Mười năm 2005 tại thành phố Locri, trong tỉnh Reggio Calabria. Dân chúng điạ phương tức giận, xuống đường biểu tình yêu cầu chính quyền phải trừng trị băng đảng Mafia, nhiều thanh niên trẻ mang theo khẩu hiệu “Ammazzateci Tutti!” (Giết hết chúng tôi đi!). Kết qủa chính quyền Ý phải ra tay càn quét, mở cuộc hành quân cảnh sát, bắt giữ nhiều tay găng tơ ‘Ndrangheta trong đó có thủ phạm giết chết dân biểu Fancesco Fortugno.
        Trong tháng Ba năm 2006, các vị thẩm phán trong ban bài trừ Mafia loan tin khám phá được một chiếc “tầu ngầm” chở ma túy ở Colombia. Chiếc “tầu ngầm” này được đóng đặc biệt để chở ma túy cho Mafia ‘Ndrangheta. Cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ đã bắt được mấy chiếc “tầu ngầm” ma túy trong vài năm qua.
        Thời gian gần đây, Mafia ‘Ndrangheta phát triển lên phiá bắc Italy, buôn bán ma túy, mở các cửa tiệm hợp pháp để “rửa tiền”. Vị thị trưởng thành phố Buccinasco gần Milan, dường như biết chuyện làm ăn của Mafia cố gắng ngăn chặn nên nhận được thư “đe dọa sinh mạng”. Trong tháng Năm 2007, hai mươi tay găng tơ ‘Ndrangheta bị bắt ở Milan.
        Ngày 30 tháng Tám năm 2007, hàng trăm cảnh sát, nhân viên công lực bố ráp thành phố nhỏ San Luca. Thành phố này là bãi chiến trường cho các nhóm trong Mafia ‘Ndrangheta tranh giành quyền lực, làm ăn. Cảnh sát bắt giữ hơn 30 người cả đàn ông lẫn đàn bà liên quan đến vụ giết sáu người Ý ở nước Đức.
        Trong tháng Chín năm 2009, một tay găng tơ “phản bội”, tố cáo ‘Ndrangheta đã đánh chìm nhiều chiếc tầu chở đồ phế liệu nguyên tử ngoài khơi Italy và đem những chiếc tầu chở phế liệu nguyên tử đến các quốc gia tân tiến với mục đích phá hoại.

IV. ĐẶC TÍNH
        Các cơ quan chống tổ chức phạm pháp (Mafia) ước tính trong năm 2007, ‘Ndrangheta có “lợi tức” thâu hoạch hàng năm khoảng 30 - 40 tỷ đồng Euro (50 – 60 tỷ đô la). Con số đó lên tới 3,5% tổng sản lượng quốc gia (GDP) nước Ý. Một phần lớn số tiền thâu nhập của ‘Ndrangheta đến từ đường giây mua bán, vận chuyển ma túy, tuy nhiên vẫn có phần “hợp pháp” trong kỹ nghệ xây cất, nhà hàng, khu thương mại. Mafia ‘Ndrangheta có bàn tay thép, siết chặt nền kinh tế, guồng máy hành chánh trong thành phố Calabria. Theo một bản báo cáo của tòa đại sứ Hoa Kỳ do Wikileaks phơi bầy ra, Mafia (‘Ndrangheta) kiểm soát nhiều đất đai (bất động sản) ở Calabria, buôn bán ma túy, tống tiền, ăn chận những giao kèo của chính quyền… Giới luật pháp không làm gì được vì thiếu nhân lực, tài lực.
        Một khác biệt căn bản giữa các gia đình Mafia là phương pháp tuyển chọn “nhân tài”. ‘Ndrangheta thâu nạp người dựa trên sợi giây liên hệ, ruột thịt làm cho đảng viên gắn bó, đoàn kết hơn, gây khó khăn cho sự điều tra của nhân viên công lực. Những người con trai trong gia đình ‘Ndrangheta được mong mỏi đi theo bước chân của cha ông, được dậy dỗ, uốn nắn từ lúc còn trẻ để trở thành Giovani d’onore (đứa con trai danh dự) và cuối cùng là người đàn ông danh dự Uomini d’ornore (man of honor). Trong hàng ngũ Mafia ‘Ndrangheta, ít có kẻ phản bội (Pentito), đến cuối năm 2002, có tất cả 157 người dân ở Calabria được nằm trong danh sách “nhân chứng được pháp luật bảo vệ”. Không như những gia đình Mafia khác trong thập niên 1990s, ‘Ndrangheta tránh đương đầu “trực tiếp” giới luật pháp rất tài tình.
        Giới luật pháp, luật sư, thẩm phán ở Ý được chọn nhiệm sở, khu vực làm việc tùy theo điểm tốt nghiệp cao hay thấp. Những ai “phải” làm việc ở Calabria thường xin được thuyên chuyển “ngay tức khắc”. Với một chính quyền yếu kém, viên chức tham nhũng bị lũng đoạn, ít người dân dám nói lên “sự thật”.

V. TỔ CHỨC NỘI BỘ
        Quy luật đảng Mafia ‘Ndrangheta trên ba trang giấy viết tay được đọc khi có tay găng tơ được “lên chức”. Lời văn xử dụng nhiều danh từ điạ phương, lỗi chính tả, văn phạm không đúng theo văn chương Italy (hình bên cạnh).
        Sơ đồ tổ chức đảng Mafia ‘Ndrangheta (hình bên cạnh). Cả hai, ‘Ndrangheta lẫn Cosa Nostra Sicile đều theo sơ đồ tổ chức “chính quyền liên bang”, mỗi băng Mafia có cả trăm nhóm (chi nhánh), còn gọi là “gia đình” (cosche). Mỗi nhóm “cai quản” một giang sơn, khu vực làm ăn, thường là một quận hay một thành phố. Đôi khi có những va chạm giữa các nhóm về chuyện làm ăn, phân chia đất dụng võ, đưa đến bạo lực.
        Theo sự ước tính của giới luật pháp, có khoảng 100 nhóm nhỏ Mafia với 4000 – 5000 tay súng trong tỉnh Reggio Calabria. Có nguồn tin khác đưa ra con số 6000 – 7000 và trên toàn thế giới có khoảng 10000 đảng viên Mafia ‘Ndrangheta.
        Đa số các nhóm trong gia đình Mafia ‘Ndrangheta (86 nhóm) hoạt động trong tỉnh Reggio Calabria. Giới luật pháp có hồ sơ 70 nhóm “làm ăn” ở các thành phố Catanzaro, Cosenza, trong tỉnh Calabria. Các nhóm Mafia ‘Ndrangheta có mặt ở khắp nơi, trong các làng nhỏ như: Plati, Locri, San Luca, Africo, Altomonte đến các thành phố chính kể cả thủ phủ Reggio Calabria. San Luca được coi như thánh điạ, thành trì kiên cố của ‘Ndrangheta, theo lời một cựu hội viên “Hầu hết mọi thanh niên trong làng đều là thành viên của ‘Ndrangheta, và khu vực Sanctuary of Polsi (gần San Luca) được xử dụng làm nơi hội họp cho “gia đình” từ nhiều năm qua. Những Ông Trùm ở ngoài Calabria, xa xôi như Canada, Australia vẫn thường đến Sanctuary of Polsi để họp”
        Gia đình lớn ‘Ndrangheta được gọi là “Trung Tâm” (locale, chỗ). Một Trung Tâm có nhiều chi nhánh (‘Ndrina), một quận trong thành phố, những thành phố nhỏ, làng mạc lân cận, bên ngoài tỉnh Calabria, lên tới Turin hoặc Milan nơi hướng bắc Italy. Những đơn vị nhỏ ‘Ndrina hoạt động độc lập, có ông Trùm và ban tham mưu riêng. Có trường hợp đơn vị nhỏ ‘Ndrina bộc phát, trở nên mạnh hơn Trung Tâm mà trước đó dựa vào. Theo Ủy Ban Bài Trừ Mafia, mỗi chi nhánh ‘Ndrina độc quyền cai quản một vùng đất, nếu có hai chi nhánh trở lên, băng Mafia lập nên một Trung Tâm (locale).
        Tầng cuối cùng trong hệ thống chỉ huy Mafia là các tay súng (picciotti d’onore - chiến sĩ), những ông “thiên lôi” chỉ đâu… đấm đó. Các chiến sĩ phải thi hành nhiệm vụ một cách tuyệt đối, cho đến khi được tin tưởng, thăng chức lên một bậc gọi là Cammorista (tiểu đội trưởng), chỉ huy các chiến sĩ trong nhóm của anh ta. Bậc trên nữa là Santista (trung đội trưởng), rồi đến vangelista (đại đội trưởng). Mỗi lần được thăng tiến, các “cấp chỉ huy” phải đặt tay lên quyển kinh thánh, tuyên thệ hy sinh cuộc đời… cho tội phạm. Cấp bậc đứng thứ hai trong hệ thống chỉ huy ‘Ndrangheta là quintino (tham mưu trưởng), chỉ có năm người, làm việc trực tiếp với Ông Trùm (capobastone - Chỉ huy trưởng).

VI. HỆ THỐNG QUYỀN LƯC
        Các “cấp chỉ huy” trong hàng ngũ Mafia ‘Ndrangheta họp với nhau thường xuyên. Một cuộc điều tra quy mô của chính quyền chấm dứt trong tháng Bẩy năm 2010, bắt giữ 305 tay găng tơ ‘Ndrangheta cho biết, hệ thống chỉ huy trong gia đình Mafia ‘Ndrangheta theo kiểu kim tự tháp (pyramid) rất đoàn kết, chặt chẽ. Theo lời Piero Grasso, vị thẩm phán trưởng ban điều tra.
        Có lẽ bắt đầu từ thập niên 1950s, các “cấp chỉ huy” ‘Ndrangheta gặp nhau ở Sanctuary of Polsi ở San Luca trong thời gian Hội Tháng Chín. Buổi họp thường niên gọi là crimine, như truyền thống để cho các “ông chủ” bàn chuyện làm ăn, “chiến thuật” và giải quyết mâu thuẫn giữa các nhóm trong gia đình ‘Ndrangheta. Sau mỗi phiên họp (có thể kéo dài nhiều ngày), họ bầu một người làm “đại diện”. Tất cả các “ông chủ” đều phải báo cáo công việc làm ăn của nhóm, chuyện xẩy ra trong năm, những chuyện “lớn” trong giang sơn (đất dụng võ) như giết người, bắt cóc… Điều quan trọng, tất cả các nhóm trong gia đình Mafia ‘Ndrangheta đều phải “được phép” làm ăn và phải “đóng góp” cho gia đình.
        Vì vấn đề an ninh, trong “bộ chỉ huy” ‘Nadrangheta có thêm một tổ bí mật gọi là La Santa, chỉ có người trong tổ biết nhau. Họ không bị luật Omerta (phản đảng) chi phối, làm sợi giây liên lạc với các vị dân biểu, viên chức cao cấp hành chánh. Kể từ khi trận chiến thứ hai, gia đình Mafia ‘Ndrangheta được lãnh đạo bởi một ủy ban gọi là La Provincia, có nhiệm vụ dàn xếp, giải quyết các vụ xung đột giữa những nhóm băng đảng trong gia đình.

VII. CÁC HOẠT ĐỘNG
Theo phát ngôn viên của ban Điều Tra Bài Trừ Mafia (Direzione Investigativa Antimafia), và phòng Cảnh Sát Tài Chánh, Quan Thuế (Guardia di Finanza) “’Ndrangheta hiện giờ là tổ chức phạm pháp mạnh nhất trên thế giới”. Lợi tức của ‘Ndrangheta bao gồm đường giây vận chuyển, buôn bán ma túy, vũ khí trên khắp thế giới. Giới luật pháp Italy điều tra cho biết 80% số lượng ma túy vào Âu châu qua hải cảng Gioia Tauro ở Calabria, dưới sự điều khiển của ‘Ndrangheta. Tuy nhiên theo sự điều tra của ban Chống Ma Túy và Tội Phạm  Liên Hiệp Quốc, số lượng ma túy bị bắt qua ngã Spain nhiều gấp bội ở Ý.
Mafia ‘Ndrangheta phối hợp với Cosa Nostra trên đảo Sicile điều khiển các đường giây ma túy. Những lợi tức bất hợp pháp khác của Mafia bao gồm ăn chận ngân khoản của chính phủ trong các vụ thầu xây cất, rửa tiền, và các hoạt động phạm pháp căn bản trong giới giang hồ như tống tiền, cờ bạc… Ngoài ra, ‘Ndrangheta còn kiếm thêm lợi tức bằng cách đầu tư mua bán nhà đất, ngân hàng, thị trường chứng khoán.
Số tiền ‘Ndrangheta kiếm được trong năm 2007 khoảng 44 tỷ Euro, khoảng 2,9% tổng sản lượng quốc gia Ý. Riêng lợi tức ma túy đem về cho ‘Ndrangheta 62%. Bảng phân tích chi tiết về “chuyện làm ăn” của Mafia ‘Ndrangheta như sau:
-          Buôn bán, chuyển vận ma túy              27,240 tỷ Euro
-          Các dịch vụ buôn bán hợp đồng                       5,733 tỷ Euro
-          Đĩ điếm                                                 2,867 tỷ Euro
-          Tống tiền                                                           5,017 tỷ Euro
-          Buôn bán, chuyển vận vũ khí               2,938 tỷ Euro
                        Tổng Cộng                              43,795 tỷ Euro

VIII. CÁC HOẠT ĐỘNG HẢI NGOẠI
        Mafia ‘Ndrangheta thiết lập cơ sở làm ăn ở ngoài nước Ý rất thành công qua diện nhập cư, di cư. Điều này tạo điều kiện cho ‘Ndrangheta phát triển ra ngoại quốc dễ dàng. Sự liên hệ trong giòng máu truyền thống gia đình Mafia đã giữ bí mật chuyện nội bộ, che chở, an ninh cho ‘Ndrangheta. Những chi nhánh ‘Ndrine được biết xuất hiện ở miền bắc nước Ý, Đức, Bỉ, Pháp, Hòa Lan, các quốc gia Đông Âu, Hoa Kỳ, Canada, và Australia. Một chi nhánh ‘Ndranghetistas bên ngoài Italy được biết “đóng đô” ở Ontario, Canada từ nhiều thập niên qua. Giới luật pháp, chính quyền Canada gọi nhóm này là “Nhóm Siderno” vì họ xuất xứ từ làng Siderno, bên bờ biển Ionian, Italy. Nhóm nguời này di cư qua Canada, Australia rất đông trong thập niên 1950s.
        Vài năm trước, giới luật pháp Calabria đã lên tiếng báo động, Mafia ‘Ndrangheta đã qua mặt các gia đình Mafia Casa Nostra trên đảo Sicile, và Mafia Hoa Kỳ, trở nên đảng Mafia hoạt động mạnh nhất trong các đường giây buôn bán, chuyển vận ma túy qua Âu châu. Bên ngoài nước Ý, ‘Ndrangheta hoạt động ở các quốc gia sau đây:
- Argentina. Trong tháng Mười Một năm 2006, cảnh sát khám phá một đường giây ma túy ở Argentina. Theo lời nhân viên công lực, đường dây chuyển vận ma túy nối liền ba quốc gia Argentina-Spain-Italia và Mafia ‘Ndrangheta có gốc rễ ở Argentina chuyển ma túy đi Spain rồi sau đó đến hai thành phố Milan và Turin ở Italy.
- Australia. Băng đảng ở Australia cũng có danh xưng “Nhóm người danh dự”, ‘Ndrangheta chỉ huy Mafia người Úc gốc Ý (Italian-Austrian) trong những thành phố lớn dọc theo bờ biển phiá đông Australia kể từ đầu thế kỷ thứ 20. Các nhóm ‘Ndrangheta ở Australia gồm có: Sergi, Barbaro và Papalia. ‘Ndrangheta bắt đầu “làm ăn” ở Queensland, Australia trong kỹ nghệ sản xuất trái cây, rau cỏ. Sau trận chiến Mafia ở Melbourne 1998 – 2006, trong số nạn nhân có Ông Trùm Frank Benvenuto bị ám sát chết. Năm 2008, Mafia ‘Ndrangheta bị khép tội “nhập cảng” 15 triệu viên thuốc “khoái lạc” vào thành phố Melbourne, Australia. Đó là một số lượng rất lớn, các viên thuốc “khoái lạc” được đóng hộp mang nhãn hiệu quả cà chua, gửi đi từ Calabria. Cảnh sát bắt giữ Ông Trùm Mafia ‘Ndrangheta ở Australia, Pasquale Barbaro, Ông Trùm Mafia thế hệ thứ hai ở Australia, cha của Ông Trùm Pasquale là Francesco Barbaro, làm trùm gia đình Mafia Barbaro trong thập niên 1970s, cho đến khi “về hưu” đầu thập niên 1980s.    
- Belgium. Mafia ‘Ndrangheta gần như mua cả khu ngoại ô thành phố Bussels bằng tiền kiếm được qua đường giây ma túy. Ngày 5 tháng Ba năm 2004, nhân viên công lực Belgium bắt giữ 47 người, khép tội xử dụng tiền ma túy, rửa tiền mua bất động sản ở Belgium trị giá 28 triệu Euro. Đường giây ma túy lan qua Hòa Lan, với số lượng lớn ma túy vận chuyển từ băng Mafia Rosarno và Strangio ở San Luca đến cho băng Mafia Pesce Bellocco ở Hòa Lan.
- Canada. ‘Ndrangheta làm ăn với các “bộ lạc” người bàn xứ da đỏ, đem lậu thuốc lá. The lời Alberto Cisterna thuộc phòng “Chống Mafia”, sự hiện diện của ‘Ndrangheta ở Canada rất trầm trọng, đặc biệt nơi thành phố lớn nhất Canada, Toronto. Có hai điều kiện thích hợp cho các hoạt động của Mafia ở Canada. Thứ nhất hệ thống ngân hàng ở Canada rất bảo mật, không chấp nhận sự điều tra (có lợi cho vấn đề rửa tiền), thứ hai đem lậu ma túy vào Canada dễ dàng, sau đó đem qua Hoa Kỳ tiêu thụ.
- Colombia. ‘Ndrangheta có sự “thân mật” với lực lượng “tự vệ” (bán quân sự) ở Colombia. Mafia cũng hoạt động trong việc sản xuất ma túy ở Colombia.
- Đức. Theo sự nghiên cứu của Phòng Dịch Vụ Quốc Tế (Bundesnachrichtendienst), Mafia ‘Ndrangheta xử dụng nước Đức để đầu tư kinh doanh từ đường giây ma túy, vũ khí. Mafia kinh doanh trong lãnh vực khách sạn, nhà hang, nhà cửa phố xá dọc theo bờ biển Baltic và khu vực phiá đông nước Đức, Thuringia, Saxony. Trong năm 1999, Phòng Điều Tra Tội Phạm Stuttgart điều tra một người quốc tịch Italy đến từ San Luca, rửa tiền hàng triệu đồng Euro tại một ngân hàng điạ phương Sparkasse Ulm. Người đàn ông trả lời, ông ta là quản lý một của hàng bán xe hơi, tuy nhiên nhân viên tài chánh cửa hàng bán xe không chứng minh được số tiền là của cửa hàng. Phòng Dịch Vụ Quốc Tế cho biết có nhiều dấu hiệu của Mafia ‘Ndrangheta ở nhiều nơi trên nước Đức. Một bản báo cáo mật của văn phòng năm 2009 cho biết, có 229 gia đình ‘Ndrangheta sinh sống ở Đức, chuyên lo việc mua bán vũ khí, rửa tiền, ma túy và lũng đoạn nghiệp đoàn và nhiều cơ sở làm ăn hợp lệ khác. Khoảng 900 người liên quan đến các hành vi phạm pháp, cũng là những ông chủ nhà hàng, khách sạn… Họ bỏ ra rất nhiều tiền kinh doanh mua bán bất động sản trong khu vực Đông Đức trước đây. Trong trận nội chiến xẩy ra giữa hai băng đảng ‘Ndrangheta ở San Luca năm 1991, một số tay găng tơ chạy qua Đức để rồi bị thanh toán, hôm 15 tháng Tám năm 2007, sáu người bị bắn chết trước cửa nhà hàng Ý, Douisburg.
- Hòa Lan. Hội viên ‘Ndrangheta, Sebastiano Stangio đã sống ở Hòa Lan 10 năm, liên lạc với các trùm ma túy Colombia để “nhận hàng” nơi hải cảng Rotterdam, bị bắt ngày 27 tháng Mười năm 2005 tại Amsterdam, Hòa Lan. Ngoài ra các nhóm ‘Ndrangheta khác như: Giogi, Nirta, và Strangio cũng đang “làm ăn” ở Hòa Lan, có “căn cứ” ở Hòa Lan và Belgium.
- Mexico. ‘Ndrangheta “làm việc” với băng đảng buôn ma túy, vũ khí Los Zetas, Mexico, trong vấn đề buôn bán, chuyển vận ma túy.
- Hoa Kỳ. Dấu hiệu đầu tiên của “bàn tay” ‘Ndrangheta ở Hoa Kỳ là âm mưu đe dọa trong ngôi làng di dân Italy, phu lấy mỏ than ở Pennsylvania, chuyện đe dọa, làm tiền này được biết năm 1906. Hiện nay, Mafia ‘Ndrangheta ở Hoa Kỳ chuyên kiếm tiền bằng đường giây ma túy, vũ khí và rửa tiền. Họ có sự liên hệ, làm ăn gắn bó với ‘Ndrangheta gốc rễ ở Italy. Nhóm Surasi đã di chuyển một số hoạt động từ Reggio Calabria sang Hoa Kỳ. Ông Trùm ở Hoa Kỳ là Giuseppe Suraci đã di cư sang Hoa Kỳ từ năm 1962. Người anh em họ của ông ta là Ông Trùm D’Agustino đóng đô ở Calabria. Băng Mafia này nổi tiếng là “tàn bạo” đối với các băng Mafia khác.

IX. JEAN PAUL GETTY III (Phần phụ thêm)
        Jean Paul Getty III (4/11/1956 – 5/2/2011) thường được gọi là Paul Getty, là người con trai lớn nhất trong bốn người con của John Paul Getty Jr. và bà Abigail Née Harris, cháu nội của nhà tỷ phú dầu hỏa Jean Paul Getty. Con trai của Jean Paul Getty III là tài tử Balthazar Getty.
        Paul Getty III thời niên thiếu sống ở Rome (La Mã) Italy, lúc cha của ông ta quản lý công việc làm ăn của gia đình trong kỹ nghệ dầu hỏa. Cha mẹ ông ta ly dị năm 1964, sau đó cha ông ta cưới bà Talitha Pol và dành nhiều thời gian sống ở Anh quốc và Morocco trong những năm cuối thập niên 1960s.
        Đến đầu năm 1971, ông ta bị đuổi học, khỏi trường St. George ở Rome. Trường Ăng Lê giảng dậy bằng tiếng Anh (sau này trường đổi tên Trường Quốc Tế St. George). Lúc đó, cha ông ta qua sống ở London. Khoảng 3:00 giờ sáng, ngày 10 tháng Bẩy năm 1973, Getty III bị bắt cóc ngay trước cửa tiệm ăn Pizza Farnese ở Rome. Quân bắt cóc đòi số tiền chuộc mạng 17 triệu cho mạng sống của Getty. Khi bức “điện văn” đòi tiền chuộc mạng đến nhà, nhiều người trong gia đình vẫn cho vụ bắt cóc là vở tuồng của ông con trai “phản loạn” đang tuổi mới lớn, không chịu học, quậy phá để “làm tiền” ông nội tỷ phú.
        Paul Getty III bị bịt mắt, giam trong một hang động bí mật trên núi. Quân bắt cóc “tống” thêm một thư đòi tiền thứ hai, thư này đã bị chậm trễ do nhân viên bưu điện Italy đình công. Cha ông ta, John Paul Getty Jr. (II) xin cha mình (ông nội của Paul Getty III) tiền để cứu ông quý tử, nhưng bị từ chối, vì ông cháu đích tôn quậy, bị đuổi học. Paul Getty Sr. (I) lý luận, nếu chịu thua trả số tiền 17 triệu… rất có thể 14 đứa cháu (nội ngoại) khác sẽ bị bắt cóc.
        Đến tháng Mười Một năm 1973, một tờ nhật báo ở Rome nhận được phong bì lớn, bên trong có chứa mớ tóc và một vành tai của Jean Paul III, với lời đe dọa, nếu không trả số tiền 3,2 triệu, quân bắt cóc sẽ cắt lần hồi thân thể của Jean Paul III “Đây là tai của Paul. Nếu chúng tôi không nhận được tiền trong vòng 10 ngày, cái tai kia sẽ trên đường đến. Nói một cách khác, nó sẽ đến lần hồi”.
        Lúc đó, ông nội Jean Paul Sr. mới chịu trả tiền. Ông ta tính toán rất kỹ, thực ra chỉ phải trả cho quân bắt cóc 2,2 triệu, số tiền 1 triệu lấy được phần nào khi khai thuế lợi tức hàng năm. Ông ta chỉ cho ông con (Jr. cha của III) mượn số tiền chuộc và phải trả lại với 4% tiền lời. Cuối cùng, ông già gân (Sr.) chỉ phải trả cho bọn bắt cóc số tiền 2,9 triệu do thương lượng. Jean Paul Getty III sống sót, được thả ngày 15 tháng Mười Hai nơi phiá nam Italy.
        Cảnh sát Italy điều tra vụ này bắt giữ chin người trong nhóm bắt cóc gồm có: một người làm nghề thợ mộc, một làm trong bệnh viện, một cựu găng tơ, một tay buôn bán sỉ dầu olive ở Calabria, và mấy tay găng tơ ‘Ndrangheta. Hai người bị kết án tù, số còn lại được tha vì thiếu bằng chứng. Số tiền chuộc mạng biến mất, không thâu hồi lại được.
        Năm 1977, Jean Paul Getty III đi giải phẫu thẩm mỹ làm lại vành tai bị bọn bắt cóc cắt.
        Năm 1974, ông ta kết hôn với một phụ nữ mang quốc tịch Đức, Martine Zacher (Née Schmidt). Paul Getty quen biết cả hai chị em sinh đôi trước khi bị bắt cóc. Ông ta 19 tuổi có đứa con đầu lòng Balthazar (tài tử), hai vợ chồng ly dị năm 1993.
        Jean Paul Getty III bị nghiền rượu, ma túy. Năm 1981 ông ta phải thay qủa thận, bị stroke làm cho ông ta không thấy đường, gần như mù lòa. Năm 1991, ông ta cùng những người trong gia đình được vào quốc tịch Ireland vì có nhiều tiền, xây dựng cơ sở làm ăn.
        Ngày 5 tháng Hai năm 2011, với số tuổi 54, Jean Paul Getty III từ giã cõi đời sau một thời gian dài bệnh hoạn. Bên cạnh ông ta còn lại, người con trai, con gái và bà mẹ.  


Sungkyunkwan University
Dept. of Computer Education
vđh (14/12/2011)